Sorry, you need to enable JavaScript to visit this website.

Cách bảo quản cơm nguội đúng

3min

Nói về tinh bột, cơm là thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Mặc dù các nội trợ của gia đình luôn có cách đong đếm lượng cơm vừa phải cho từng thành viên trong nhà nhưng không thể tránh khỏi phần cơm dư do sự vắng mặt bất chợt của một hoặc hai người do lịch trình bận rộn, kế hoạch bất ngờ,... Phần cơm dư có thể tận dụng để hâm nóng lại, rang lên hoặc dùng nấu cháo đều ngon, nhưng để bảo quản đúng cách và không ảnh hưởng tới sức khoẻ là điều không phải ai cũng biết. Cùng Gia Đình Nestlé Goodnes tìm hiểu giải pháp trữ cơm vẫn đảm bảo đủ dinh...

Mẹo bảo quản cơm nguội đúng cách

1. Vì sao cần bảo quản cơm nguội đúng cách?

Trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử - một cách “ngủ đông” để tự bảo vệ. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản cơm thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.

 

Bên cạnh đó, cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc chiên lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ - như keo dán thủ công, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Bạn sẽ thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

Xem thêm: “Tips" Nấu Gạo Lứt Đúng Chuẩn Ngon Khỏe Cho Cả Nhà

 

2. Bảo quản cơm nguội như thế nào cho an toàn?

Cách tốt nhất là mỗi bữa ăn, chắc chắn số lượng thành viên trong nhà để căn chỉnh nấu lượng thức ăn vừa đủ. Không chỉ cơm, mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm lại nhiều lần sẽ hao hụt hàm lượng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

 

Nếu nhà bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện thì đừng quên sử dụng chế độ “giữ nhiệt” (ký hiệu là “warm” hoặc “hâm”) – giúp duy trì nhiệt độ trong nồi luôn ở mức 60 độ C để ngăn chặn vi khuẩn Bacillus cereus phát triển trở lại, và không để xảy ra tình trạng hồ hóa tinh bột.

Khi bạn lấy cơm ra ngoài nồi cơm điện thì nên dùng hết trong vòng 5 tiếng. Còn nếu có cơm thừa cho ngày hôm sau thì bảo quản theo những cách sau: 

- Sau khi cơm chín, bạn hãy đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát để nguội, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác dính vào cơm. 

*Lưu ý: Nên dùng rổ thưa thay vì dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiêu do hấp hơi nước.

- Khi cơm đã nguội, cho cơm vào hộp kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Sang hôm sau, bạn chỉ cần lấy hộp cơm ra hâm lại với lò vi sóng hoặc hấp lại là có thể sử dụng được ngay.

*Lưu ý, cơm đã để bên ngoài trên 6 tiếng hoặc bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 tiếng thì không nên sử dụng. Bạn cũng cần nhớ rằng: không nên hâm, chiên hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Trái Cây Không Cần Tủ Lạnh

Tận dụng cơm dư để làm món cơm chiên, cháo trắng hột vịt muối hay hâm cơm ăn với thức ăn nóng là cách vừa tiết kiệm thời gian cho một bữa sáng bận bịu, vừa ngon và đủ chất. Ngoài ra, cân nhắc lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng dành cho bữa sáng từ Nestlé được chế biến từ ngũ cốc nguyên cám như KOKO KRUNCH, HONEY STARS dành cho bé hay Fitness và NESVITA dành cho mẹ là có ngay một bữa sáng ngon khỏe, dễ tiêu hóa cho cả gia đình chỉ trong 5 phút chuẩn bị mà còn nhận đủ nguồn năng lượng và dinh dưỡng mà cơ thể cần. 

Xem thêm: 5 loại nước ép trái cây tăng cường thể lực