Sorry, you need to enable JavaScript to visit this website.

Móng Tay Tiết Lộ Gì Về Sức Khoẻ Của Bạn?

3min
Móng Tay Tiết Lộ Điều Gì Về Sức Khoẻ

Có nhiều sự thật thú vị về cơ thể con người mà bạn có thể chưa biết. Cùng Gia Đình Nestlé Goodnes khám phá về móng tay để biết móng tay nói gì về sức khỏekhoẻ của bạn.

Về cơ bản, móng (tay & chân) mọc trực tiếp từ biểu bì và được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là “keratin”. “Keratin” là thành phần căn bản của tóc và lớp ngoài cùng của da.

Móng không có tế bào sống và mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào có nhiều mạch máu, nằm dưới quầng móng. Đặc điểm nhận biết quầng móng là hình bán nguyệt có màu trắng, nhìn rõ ở ngón cái. Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng không mọc ra được.

Khác với xương, sự tăng trưởng của móng không bị ảnh hưởng bởi canxi. Em bé trong bụng mẹ ở giai đoạn tháng 4 của thai kỳ sẽ bắt đầu có móng ở đầu ngón tay và chân. Móng sẽ tăng trưởng liên tục suốt đời người. Các bạn nghĩ như vậy thì giống tóc đúng không? Không phải đâu nhé! Tóc mọc ít năm rồi tạm ngưng thời gian rồi lại tiếp tục mọc.

Vài điều lý thú về móng mà có thể bạn chưa biết:

  • Mỗi ngày móng tay dài ra khoảng 0,1mm thì mỗi tháng dài ra từ 3 đến 5 mm. Tốc độ mọc của móng tay gấp 2 hoặc 3 lần móng chân đấy nhé.
  • Móng mọc nhanh hơn ở phụ nữ mang thai, nam giới và trẻ em. Và sẽ mọc chậm đi ở người cao tuổi.
  • Móng ở các ngón tay dài sẽ mọc nhanh hơn so với ngón ngắn.
  • Móng mọc nhanh ở bàn tay thuận vì cơ bản là máu dồn về đó nhiều hơn.
  • Vào hè móng mọc nhanh hơn so với mùa đông. Vì thường mùa hè thì tay chân bạn sẽ vận động nhiều hơn dẫn đến việc máu lưu thông nhiều hơn.
  • Nếu cơ thể rơi vào tình trạng nóng sốt, suy dinh dưỡng hoặc rơi vào trầm cảm sẽ trì hoãn sự tăng trưởng của móng.
  • Tuy nhiên những người có móng mọc nhanh cũng không có nghĩa là khoẻ hơn đâu. Vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh cường tuyến giáp.
  • Ban ngày, móng mọc nhanh hơn ban đêm vì tay chân luôn cử động, máu dồn tới nhiều hơn.
  • Ngón tay bạn khi gõ trên bàn phím máy vi tính, máy đánh chữ, phím đàn dương cầm đều kích thích móng mọc nhanh.

Giờ thì nhìn móng đoán bệnh với Gia Đình Nestlé Goodnes thử nhé:

  1. Móng giòn, dễ gãy là một trong những vấn đề thường gặp xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
    • Cơ thể thiếu khoáng chất sắt (Fe). Một nghiên cứu của Anh chỉ ra móng tay rất nhạy cảm do chất sắt trong cơ thể suy giảm sau khi quan sát móng tay của một phụ nữ thiếu sắt và hồng cầu giảm. Thiếu sắt cũng làm hình dạng của móng thay đổi như móng phẳng, móng cong ngược lên
    • Có thể dấu hiệu của bệnh Raynaud, đặc biệt là móng tay phẳng, dẹt. Dấu hiệu bệnh là các động mạch ngón tay có phản ứng co thắt quá mức với nhiệt độ lạnh, cảm xúc mạnh, rung động liên tiếp của hai bàn tay, dưới tác dụng của hóa chất nicotine... Hậu quả là các ngón tay xanh tái, cảm giác tê tê rất khó chịu vì giảm lưu thông máu.
    • Móng tay tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất hòa tan, sơn móng tay...
    • Hoặc do các bệnh của thận, bệnh nấm móng.
  2. Nếu bạn có vết trắng trên móng tay có thể là dấu hiệu thiếu kẽm. Nhu cầu bổ sung kẽm mỗi ngày khoảng 15mg.
  3. Móng tay màu vàng là dấu hiệu của viêm phế quản mãn tính.
  4. Móng màu trắng đục có thể là dấu hiệu xơ cứng gan thay vì màu hồng thường thấy ở một bộ móng khỏe.
  5. Móng có màu xanh trong trường hợp cơ thể trúng độc kim loại bạc hoặc đồng.
  6. Nhiều rãnh ngang trên bề mặt móng có thể là dấu hiệu báo bạn nên đi khám sức khỏe.
  7. Móng to, phình ra có thể do cơ thể thiếu dưỡng khi lâu ngày từ bệnh tim, phổi.
  8. Móng tách rời khỏi da do ảnh hưởng của tia nắng ở những người đang điều trị với một vài loại dược phẩm như tetracycline, isoniazid, indomethacin...

Những thông tin ở trên chỉ để tham khảo. Nhớ tập lắng nghe và theo dõi những thay đổi nhỏ trên cơ thể, như móng tay để gặp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán kịp thời và xác định có phải móng đang phát cảnh báo đúng cho mình hay không nhé!

Các bệnh thường gặp của móng mà bạn nên biết:

Các bệnh của móng thường do các tác nhân từ trong hoặc ngoài cơ thể gây ra.

  1. Mặc dù móng là do chất keratin cứng tạo ra nhưng khi ngâm móng vào nước lâu, móng sẽ giòn. Lý do là móng có những lỗ nhỏ li ti, nên nước ngấm qua móng tay nhanh hơn các biểu bì. Trường hợp này thường thấy ở người phải tiếp xúc nhiều với nước: nấu bếp, rửa chén, bơi lội…
  2. Bệnh nấm móng phổ biến nhưng không dễ chữa lành. Nấm trên móng lan rất nhanh, huỷ hoại “keratin”. Móng sẽ trở nên gồ ghề, nứt. Nhớ tránh đi chân trần nơi công cộng và để chân ở tình trạng ẩm ướt, hấp hơi.
  3. Móng thụt xảy ra nhiều ở ngón chân cái. Mép móng chân cong lại, mọc lẹm vào phần mềm quanh móng dây đau nhức đầu ngón chân. Tránh đi giày quá chật, giày cao gót quá lâu hoặc cắt móng quá sát. Nếu tình trạng nặng hơn thì nhớ đi bác sĩ để cắt bớt một phần móng hư.

Cơ thể của chúng ta kỳ diệu lắm đấy. Chỉ một biểu hiện nhỏ thôi cũng có thể cho thấy được cơ thể bạn cần quan tâm. Đừng vội bỏ qua mà hãy quan sát những thay đổi nhỏ của cơ thể là cách hữu ích để bạn nhận thức được sức khoẻ của bản thân đó nhé.